Nguyên Nhân Rụng Tóc Bất Thường Bí Quyết Phục Hồi Tóc Rụng
Sức Khỏe

Nguyên Nhân Rụng Tóc Bất Thường Bí Quyết Phục Hồi Tóc Rụng

4.6/5 - (5 bình chọn)

Tóc là một trong những phần quan trọng nhất cơ thể mà chúng ta thường quên chăm sóc cho đến một ngày nhận ra mình hói đầu hay bạc đầu.

Một người có mái tóc dày, khoẻ mạnh thì thường sẽ ít có vấn đề về sức khỏe. Ngược lại, người bị tóc thưa, ít tóc, hay tóc rụng từng mảng, có thể sẽ có thêm những bệnh khác do hầu hết các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, thận, gout, mỡ, đều có thể ảnh hưởng đến tóc.

Chính vì vậy, câu nói “hàm răng mái tóc là gốc con người” nhấn mạnh tầm quan trọng của tóc là dấu hiệu của sức khỏe.

Cấu tạo của góc giống như một cây lúa với gồm thân tóc bên trên và gốc tóc nằm sâu bên dưới da. Tóc nhận chất dinh dưỡng, máu, và oxy như bất kỳ cơ quan nào khác. Tóc cũng dễ bị ảnh hưởng do hormone, nhất là steroid và các chất vitamin dinh dưỡng như kẽm hay vitamin.

Mỗi người có khoảng 150,000 sợi tóc và chúng liên tục phát triển theo các chu kỳ 3 vòng đời khác nhau:

  • Giai đoạn 1 (Anagen) là tăng trưởng, đa số (80-85%) tóc chúng ta luôn ở giai đoạn này, kéo dài từ 3 đến 8 năm.
  • Giai đoạn 2 là chuyển tiếp Catagen (5%) tóc kéo dài vài tuần và giai đoạn 3 là rụng Telogen (5-10%). Nếu 3 giai đoạn này thay đổi phần trăm (rụng nhiều hơn mọc) thì chúng ta sẽ bị hói đầu.

Mỗi ngày chúng ta mất đi 50-100 sợi tóc. Vì vậy, khi đi tắm hay chải đầu quý vị sẽ thấy tóc rụng. Không sao cả, quý vị đừng lo. Miễn là tóc mới của quý vị sinh ra đủ để bù đắp số lượng tóc cũ. Chúng ta bị hói khi số lượng tóc mất đi nhiều hơn số sinh ra.

Màu tóc do hắc tố da (melanin) quyết định. Các sắc dân (Mỹ trắng, châu Á, Mỹ gốc Phi, v..v..) đều có số lượng tế bào hắc tố da (Melanocytes) bằng nhau, tuy nhiên, số lượng Melanin hắc tố da được sản sinh mới là yếu tố làm nên màu tóc (và màu da).

Khi chúng ta mất hắc tố da dưới chân tóc, tóc chúng ta bạc đi. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi tóc được thay nhiều lần thì lượng hắc tố cũng giảm đi. Điều này giải thích vì sao chúng ta thường bị tóc bạc khi lớn tuổi (do tóc được thay mới nhiều lần)

# Trị Hói Đầu Thế Nào Với Hiệu Quả?

Hói đầu là một vấn nạn mà quý ông và quý bà đều đau khổ như nhau. Đàn ông và đàn bà hói theo 2 hướng khác nhau. Nam hói từ hai bên trán trong khi nữ thường bắt hói trên chỏm đầu. Hói cũng có nhiều kiểu, hói đều trên đầu, hay hói một chỏm.

Bệnh hói thông dụng nhất là do tăng phản ứng với hormone nam, chứ không nhất thiết tăng hormone nam (androgenic alopecia). Đây là loại hói ảnh hưởng đến 50% cả nam lẫn nữ khi 50 tuổi và tăng dần đến 80% khi 80 tuổi.

Khi cảm nhận hormone của tế bào tóc trở nên nhạy cảm hơn, quá trình phát triển tóc (anagen) bị giảm, dẫn đến tóc mau rụng, và cuối cùng là hói.

Hói cũng có thể do stress (Telogen effluvium) như tang tóc, công việc, và thường hồi phục khi stress được cải thiện.

Hói có thể do nhiều bệnh mãn tính hay thiếu các hormone hay vitamin khác. Bệnh nhân bị hói cần được kiểm tra tổng quát và xét nghiệm lab để xem có thiếu sắt, thiếu máu, thiếu kẽm, tăng hay giảm tuyến giáp, các bệnh tự miễn như viêm thấp khớp, ban đỏ, viêm da.

BS cũng sẽ xem bệnh nhân có chữa trị ung thư hay không vì hoá trị thường sẽ làm nang tóc yếu, dẫn đến rung tóc. BS sẽ nắm tóc bệnh nhân để kiểm tra (Pulling Hair test) xem tóc có mạnh không. BS sẽ kiểm tra bằng kính lúp nang tóc xem có bị nấm hay nhiễm trùng (mụn).

Trị liệu hói đầu dựa theo trị các bệnh mãn tính như trên. Nếu không bệnh nhân có thể dùng Minoxidil kem xịt, uống Finasteride, Biotin, và chích Steroid nếu rụng nhiều và rụng thành mảng.

Thuốc uống/xức sẽ mất khoảng 4-6 tháng để có tác dụng. Cấy tóc là một giải pháp nếu như bệnh nhân không cải thiện với thuốc.

Chữa trị hói đầu hiện nay gặp nhiều khó khăn do lý do hói thường có nhiều nguyên nhân. Quan trọng nhất là tìm ra các bệnh mãn tính dẫn đến hói đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *